Tính cách người nông dân Nam bộ
trong
tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
- Ths Huỳnh Thị Lan
Phương –
(Bài đă đăng trên Tạp
chí Khoa học, Trường Đại học
Cần Thơ,
số 12/2009; trang 153- 161)
1. Đặt vấn
đề:
Không gian
và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết
Hồ Biểu Chánh chủ yếu là vùng đất Nam bộ
đầu thế kỉ XX. Viết về cuộc sống
và con người Nam
bộ, Hồ Biểu Chánh đặc biệt chú ư
đến đối tượng người nông dân.
Xuất thân từ một gia đ́nh nông dân nghèo, lại có
sự quan tâm đến quần chúng lao động
khốn khó, cho nên dù ở cương vị của một
ông Đốc phủ sứ, Hồ Biểu Chánh vẫn luôn
thấu hiểu, cảm thông đối với những con
người chân lấm tay bùn, quanh năm bám chặt
với ruộng đồng. Ông không chỉ nhận ra
những bất công mà người nông dân đang phải
gánh chịu, cũng không chỉ dừng lại ở
sự chia sẻ trước những thân phận bé
nhỏ chịu nhiều áp bức, khổ đau. Hồ
Biểu Chánh đă phát hiện và đề cao những nét
đẹp từ tính cách của người nông dân Nam bộ.
Thể hiện thành công tính cách người nông dân Nam
Bộ là đóng góp mới của Hồ Biểu Chánh cho
nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
ở buổi đầu phôi thai.
Đề cập đến tính
cách người nông dân Nam
bộ chính là t́m hiểu tính cách chung của một loại
nhân vật, nhân vật tiêu biểu nhất của tiểu
thuyết Hồ Biểu Chánh. Khái niệm tính cách
được hiểu là những đặc điểm,
những phẩm chất của nhân vật được
thể hiện tương đối rơ nét. Tính cách thể
hiên nét riêng độc đáo của con người cá
biệt, cụ thể nhưng lại mang cái chung, tiêu
biểu cho nhiều người ở một mức
độ nhất định. Đồng thời nó có
một quá tŕnh phát triển hợp với logic cuộc
sống. T́m hiểu tính cách của người nông dân Nam bộ trong tiểu thuyết
Hồ Biểu Chánh tất nhiên phải đặt trong
mối quan hệ với hoàn cảnh xă hội Nam bộ
trước và sau thế chiến lần thứ nhất.
Một xă hội đen tối, đầy phức tạp,
biến động. Chính hoàn cảnh sống là một trong
những nhân tố tạo thành tính cách. Tính cách của
người nông dân Nam
bộ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
được khẳng định dần trong hoàn
cảnh sống cụ thể nói trên.
2.
Nội dung chính:
Qua tác phẩm của Hồ
Biểu Chánh, h́nh ảnh người nông dân Nam bộ
hiện lên rất rơ nét, với đủ các tính cách
vốn có.
2.1.
Cần cù nhẫn nại:
Nông dân Nam bộ vốn là dân “tứ chiếng”. Họ
phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn
để t́m nơi “đất
lành chim đậu”. Đến vùng đất
phương Nam
c̣n nhiều hoang sơ này, từ buổi đầu lập
nghiệp, họ đă phải đổ bao công sức
để có được điều kiện
định cư. Chính họ đă biến nơi śnh
lầy nước đọng “khỉ
ho, c̣ gáy” thành những cánh đồng ph́ nhiêu “c̣ bay thẳng cánh”. Nam bộ
đă trở thành vựa thóc lớn của cả
nước. Phẩm chất cần cù nhẫn nại là một
điều kiện phải có và được phát
triển dần theo lịch sử khai khẩn và phát
triển vùng đất Nam
bộ. Người dân đến đây cần và biết
nương tựa vào nhau để sống. Họ
sống với quan niệm “có
làm, có ăn”. Họ phải chấp nhận mọi gian
nan thử thách để giành lấy sự sống. Quan sát
tỉ mỉ những sinh hoạt lao động của
người nông dân, Hồ Biểu Chánh đă chứng minh
phẩm chất cần cù của họ bằng h́nh ảnh
thật sống động, cụ thể: “Lối 11 giờ trưa, trời nắng như
đổ lửa, phần th́ lặng trang không có một
chút ǵ, phần th́ ruộng đă cạn nước hết
rồi, bởi vậy người đi đường
nóng nực vô cùng, c̣n nói chi những kẻ gặt hay là
cộ lúa, họ lấy làm khổ hết sức” (Con nhà nghèo, trang 66). Làm
việc trong một điều kiện khó nhọc như
thế mà họ chẳng từ nan. Đối với
họ, gian nan khổ cực không phải là chuyện
đáng ngại. Họ vui vẻ với công việc khó
nhọc “mới đầu canh
tư, tiếng c̣i túc nghe đều tứ hướng,
ấy là c̣i của chủ điền kêu công gặt
dậy sớm nấu cơm. Lối nửa giờ, theo mấy
bờ mẫu, thấy người ta đi có hàng, ấy là
bọn công gặt đi về, đàn bà chen lộn với
đàn ông, người nào cũng vui cười hớn
hở.” (Cha con nghĩa
nặng)
Phải đối mặt với
cảnh nghèo khó, lo toan, người nông dân dường
như không c̣n dám mơ ước hay đèo ḅng cao sang.
Họ tập trung vào lao động để kiếm
sống. Đôi khi cuộc sống của họ có chút ǵ
đó “côi cút”, lặng
lẽ đến tội nghiệp. Anh Trần Văn
Sửu “đầu canh tư
thức dậy lọ mọ nấu một nồi cơm
ăn phân nửa c̣n phân nửa th́ đem theo... Vai mang ṿng
hái, tay xách gói cơm, dở cửa nhè nhẹ bước ra
sân mà đi.”(Cha con nghĩa nặng) Quanh năm
người nông dân phải tất bật với công
việc. Hết việc trên ruộng ḿnh đă thuê, lại
tiếp tục đi làm thuê cho người khác. Cuộc
sống chật vật không cho phép họ ngồi không.
Họ thường suy nghĩ một cách đơn
giản, chân chất:“Ở
nhà th́ uổng lắm”(Cha con nghĩa nặng).Thế
nhưng, từ trong sự chân chất ấy lại
nổi rơ một đức tính cao quư: chịu cực,
chịu khó, ham làm. Hồ Biểu Chánh không diễn giải
hay minh hoạ dài ḍng. Ông đă biết khéo chọn những
chi tiết đời thường nhưng lại tiêu
biểu, hay sử dụng lời văn kể thật
tự nhiên để gợi lên đúng tính cách của con
người vùng đồng bằng sông nước
phương Nam.
Tuy ruộng đồng ph́ nhiêu, tôm cá đầy sông
nhưng họ luôn biết ư thức: “Muốn ăn cá
phải thả câu”, không thích chờ thời hay ỷ
lại, cho nên càng không để lăng phí thời gian lao
động. Nhờ cần cù mà anh nông dân Lê Văn Đó (Ngọn
cỏ gió đùa) từ thân phận đói nghèo đă
trở thành một cự phú, c̣n được phong
chức thiên hộ. Khi mới ra tù, anh ta không có ǵ trong tay,
lang thang khắp nơi xin được bố thí từng
chén cơm mà cũng không có. Sau lần gặp hoà
thượng Chánh Tâm, được giúp đỡ một
ít vốn, anh ta đă “vô
rừng đốn cây lá cất một cái cḥi nhỏ ở
mà làm ruộng”. Sự cần cù lao động đă nâng
đỡ đôi chân anh, giúp anh bước ra khỏi
cuộc sống lầm than.
Cần cù và nhẫn nại, đó
là hai phẩm chất thường đi đôi với nhau.
Người nông dân Nam
bộ không chỉ biết chịu thương chịu khó
mà c̣n có tính kiên tŕ và dám làm. Nhiều người khẳng
định tính hào phóng của
con người Nam
bộ và quan niệm điều kiện địa lí
tự nhiên ở Nam
bộ nhiều thuận lợi, do đó tính hào phóng càng có
cơ hội để phát triển. Cũng v́ thế, dân Nam bộ ít
có sự nhẫn nại trước thử thách của
cuộc sống bằng người dân xứ Trung và
Bắc. Điều này không hẳn là đúng. Phóng túng,
một chút tự tại, ít lo xa, đó là cá tính dễ t́m
thấy ở con người Nam bộ. Nhưng bên
cạnh đó, trong họ lại tiềm tàng một
đức tính gan dạ, dũng cảm, ḷng quyết tâm và
một chút phiêu lưu mạo hiểm nếu không nói là
liều. Họ đă quyết tâm th́ làm cho bằng được,
chấp nhận mọi thử thách, đă quyết thực
hiện điều ǵ th́ “trời
gầm không nhả”. Họ
cần cù, chịu khó ngẫu nhiên và có cả sự liều
lĩnh. Hoàn cảnh sống nơi đây đă đưa
đẩy họ vào cái thế ấy. Bởi trong họ
luôn có tâm lí: đến đây đă là sơn cùng thuỷ
tận. Họ không có ǵ để mất, càng kiên nhẫn
sẽ được nhiều hi vọng hơn.
Đấy cũng là những lí do giúp chúng ta hiểu v́ sao mất
mùa lúa này Cai tuần Bưởi (Con nhà nghèo) vẫn không nản chí “lăng xăng
mua giống mạ, mướn trâu cày...” làm tiếp, chờ
đợi mùa sau sẽ có kết quả tốt hơn.
Người nông dân trong tác phẩm của Hồ Biểu
Chánh thường có suy nghĩ: “Chịu
cực khổ sỉ nhục kiếp này, đặng
kiếp sau được an nhàn sung sướng.” (Ngọn cỏ gió đùa).
Nếu không th́ cũng v́ “túng
thế” nên phải đương đầu với
thử thách, một phen làm liều “mở rừng làm ruộng” để mong
đổi đời. Mặc cảm “Ḿnh nghèo lo làm ruộng mà ăn” (Ngọn cỏ gió đùa, trang 68) đă kéo người
nông dân vào công việc sản xuất. Dần dần họ
trở nên gắn bó, thuỷ chung với nó dù phải
chịu lắm gian nan, nhiều thử thách.
2.2.
Trọng nghĩa khinh tài:
Hồ Biểu Chánh là một nhà
văn đề cao đạo lí, đạo lí nhân nghĩa
ở đời. Một kiểu đạo lí rất Nam bộ: “Kiến nghĩa bất vi vô dơng
dă”. Trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh phổ
biến kiểu nhân vật “trọng
nghĩa khinh tài”. Họ là những con người “giữa đường thấy
chuyện bất bằng chẳng tha”. Dù nghèo khó, quanh
năm đói rách, miếng cơm ăn chẳng đủ
no, áo mặc chưa đủ ấm nhưng họ vẫn
sẵn sàng cưu mang giúp đỡ những người
khốn khổ hơn ḿnh. Ông Sáu Thời, Lê Văn Đó
trong “Ngọn cỏ gió đùa”;
Hương sư Cu trong “Con
nhà nghèo”; bà Ba Thời trong ”Cay
đắng mùi đời”; bà lăo nông dân, người giúp
Thủ Nghĩa thoát đói và có chỗ tá túc lúc mới
vượt ngục trong “Chúa
tàu Kim Quy” ... đều là những con người làm
việc nghĩa một cách tự nguyện, tự giác,
không màng lợi lộc, không đ̣i hỏi sự
đền đáp. Người nông dân Nam
bộ vốn xuất thân từ nghèo khổ, di cư vào Nam cũng
là liều ḿnh đi t́m đất sống. Cho nên bên
cạnh việc có sẵn truyền thống đoàn kết
của dân tộc, họ càng thương yêu đùm bọc
nhau hơn, giúp đỡ nhau tạo dựng cuộc
sống, nhất là trong một hoàn cảnh mới lạ,
đầy khó khăn. Họ thường kết nghĩa
với nhau, sống chết có nhau, thương yêu nhau
một cách lạ lùng. Lại cũng v́ họ là những
con người lâm vào hoàn cảnh bế tắc, phải ra
đi t́m đất sống trong muôn ngàn cái chết, cho nên
họ rất chuộng nghĩa khí, quư trọng t́nh bạn
bè, t́nh huynh đệ, giang hồ nghĩa hiệp, coi khinh
tiền tài, sẵn sàng xả thân v́ nghĩa. Lê Văn Đó
thấy cảnh một người già yếu đang
chơi vơi giữa ḍng nước, th́ không c̣n biết ái
ngại sông to gió lớn, một ḿnh bơi xuồng ra
giữa ḍng nước hiểm nguy để cứu
sống ông Sáu Thời thoát được nạn. Lê Văn
Đó cũng từng lên tiếng bênh vực che chở cho
Lư Ánh Nguyệt, một cô gái yếu đuối bị
kẻ xấu hăm hại; Hương sư Cu (Con nhà nghèo) là một thanh niên nghèo mà biết
sống v́ nghĩa, đă dang tay che chở cho cuộc
đời của cô Tư Lựu...Việc nghĩa mà
người nông dân trong tác phẩm của Hồ Biểu
Chánh thường làm là những việc rất b́nh
thường nhưng có nhiều ư nghĩa, không phải ai
cũng có thể làm được. Có thể đó chỉ
là hành động “lật
đật vô buồng bưng rá cơm nguội ra th́ c̣n
được vài chén...Trở vô móc ít con mắm lóc nhỏ
đem ra cho Thủ Nghĩa ăn” (Chúa tàu Kim Quy) của một bà lăo nông dân hay
việc lấy 20 đồng bạc dành dụm để
mua thuốc cứu cô Tư Lựu của anh Hương
sư Cu (Con nhà nghèo). Cũng có khi đó lại là
một việc làm rất cao cả, thể hiện tấm
ḷng bao dung nhân ái của con người Nam bộ. Bà ba Thời
trong tác phẩm “Cay
đắng mùi đời”, hoàn cảnh gia đ́nh
cũng nghèo khó, chồng lại bỏ đi biền
biệt, sống trơ trọi một thân một ḿnh.
Thế mà bà đă mang một đứa trẻ về nuôi,
bởi bà không thể làm ngơ trước một
đứa bé ngây thơ vô tội bị vứt bỏ quá
nhẫn tâm như thế. Cũng v́ nuôi đứa bé ấy
mà bà phải nhận lấy những lời xỉ vả,
nghi ngờ của chồng. Anh Hương sư Cu (Con
nhà nghèo) c̣n là một thanh niên có trái tim cao thượng,
biết cô Tư Lựu đă không c̣n trong trắng nhưng
anh ta đă rộng ḷng tha thứ, cưới về làm
vợ, cưu mang cả đứa con bị bỏ rơi
của cô Tư Lựu. T́nh cảm cha con của anh Cu
thật cao đẹp, nó được chan hoà trong chữ
nghĩa, nó được hun đúc từ ḷng nhân ái,
được nuôi dưỡng bởi sự bao dung. V́
thế, không ǵ có thể lay chuyển được.
Nông dân Nam bộ thường
lấy “đạo nghĩa” làm phương châm sống
và hành động. “Đạo”
ở đây được hiểu là ăn ở cho
phải đạo, hợp lẽ phải ở
đời. C̣n “nghĩa” là
nghĩa khí, là ăn ở thuỷ chung, dám xả thân v́
việc lớn, không ức hiếp người thế cô,
không phân biệt sang hèn trong cách ứng xử. Biết
đạo nghĩa th́ mọi tranh chấp đều có
thể được giải quyết trong quan hệ anh
em, bè bạn, không cần sự can thiệp của luật
pháp nhà nước. Về cơ bản, những người
trọng đạo nghĩa lấy nghĩa khí để
đăi nhau, đă dám làm th́ dám chịu, không chấp nhận
để người khác lănh thay trách nhiệm của ḿnh.
Tính cách này có thể nhận thấy nơi Lê Văn Đó (Ngọn
cỏ gió đùa), anh ta dũng cảm nhận ḿnh là Lê
Văn Đó, tên tù bị truy nă. Bởi v́ anh không muốn
một người khác chịu tội oan ức, nhận
h́nh phạt thay cho ḿnh. Dẫu biết rằng ra nhận
tội là đến với trăm điều cay
đắng khổ nhục, là bỏ lại tất cả
sản nghiệp mà ḿnh đă dày công xây dựng bấy lâu
mới có được, là không c̣n cơ hội để
thực hiện lời hứa với Ánh Nguyệt, sẽ
cưu mang Thu Vân... Xem như cuộc đời của anh
không c̣n ǵ.
Hành động của nhân vật
là phương tiện quan trọng để thể
hiện tính cách nhân vật. Hồ Biểu Chánh có sự chú
ư miêu tả hành động nhân vật. Mặc dù nhà văn
c̣n giữ thói quen truyền thống, miêu tả hành
động theo tŕnh tự thời gian nhưng vẫn
tạo nên được nét riêng. Nhân vật người
nông dân trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh không
chỉ hành động theo nghĩa mà c̣n v́ nghĩa.
V́ nghĩa mà đấu tranh chống lại những
ǵ mang tính bất nghĩa. Viết về con người Nam
bộ, những con người có tính khẳng khái, không
chịu cúi ḷn, th́ không thể thiếu những hành
động quyết liệt, tuy có phần hung hăng
nhưng minh bạch: đánh găy tay tên nhà giàu dâm dục, háo
sắc (Thủ Nghĩa đánh Tấn Thân – Chúa tàu Kim Qui);
rạch mặt kẻ có tiền mà “chuyên đi phá danh giá
của con nhà nghèo”(Ba Cam rạch mặt cậu hai
Nghĩa – Con nhà nghèo). Khi cần phải ra tay
để trừng trị gian ác, người v́ nghĩa
không biết sợ ǵ cả. Đối với họ, cái
nghĩa phải làm là trên hết. Nếu được làm
việc nghĩa mà phải nhận lấy sự thiệt
tḥi cho ḿnh, họ vẫn vui vẻ chấp nhận.
Hạnh phúc được sống hết ḿnh cho cái
nghĩa ở đời đă khiến họ dám làm
tất cả. Đôi khi họ cũng liều nhưng
liều mà vẫn tỏ ra vẻ hiên ngang thách thức
trước cái xấu, người xấu. Ba Cam (Con nhà nghèo) từng tuyên
bố: “Qua rửa nhục cho
em mà qua ở tù, th́ qua vui ḷng lắm, không hại chi đâu
mà sợ”.
Đối với người nông
dân Nam bộ, chữ “nghĩa”
không được hiểu một cách chung chung, trừu
tượng, khô cứng như chữ “nghĩa” của Nho giáo, nó được giải
thích một cách cụ thể, hàm chứa cái gần gũi,
mà cũng được ứng dụng phổ biến. Nó
không chỉ thể hiện trong mối quan hệ giữa
người với người, mà c̣n ở những
mối quan hệ khác. Nó có thể toát lên từ t́nh cảm
gắn bó thuỷ chung với xóm làng, mảnh vườn,
thửa ruộng hay công việc lao động sản
xuất vốn đă quen thuộc đối với
người nông dân. Người nông dân Nam bộ quen dăi dầu
mưa nắng nơi ruộng đồng. Cuộc sống
lam lũ với nhiều lo toan ở làng quê đă trở
thành máu thịt đối với họ. Giữa họ
với cuộc sống ấy dường như rất
nặng “nghĩa t́nh”. Cho
nên, khó ḷng mà chia cắt được. Những con
người “khinh tài” ấy
không dễ ǵ bị cám dỗ trước vật chất
xa hoa hay tiện nghi nơi thị thành. Nhàn rỗi,
thảnh thơi chưa hẳn là cuộc sống hạnh
phúc đối với họ, nếu buộc họ
phải xa rời những tập tục, thói quen lâu
đời. Họ sẽ lúng túng, đau khổ đến
tội nghiệp khi phải thay đổi cách sống,
phải từ bỏ ruộng vườn, phải chia tay
với công việc sản xuất... Anh Hương sư
Cu trong “Con nhà nghèo” là
một trường hợp tiêu biểu: “Cu sinh trưởng trong chốn thôn quê, hồi
nhỏ cởi trâu hay, đến lớn cầm cày
giỏi, từng quen nhổ mạ, gặt lúa, tát
nước, đắp bờ, chớ không quen cầm
chổi quét nhà, chậm giẻ lau gạch”. Do đó, “Cu không thể nào giúp việc
tại nhà giấy được”. Cu cảm thấy
ḿnh không thể “phụ t́nh”
với làng quê để thích nghi cuộc sống nơi
thị thành; không thể bỏ cái cày, cái cuốc để
cầm giấy, bê mực “Từ
nhỏ chí lớn em quen nghề làm ruộng, làm như trên
này em làm không được. Em ở ngoài đồng dăi
nắng dầm mưa, thuở nay quen rồi, bây giờ làm
ở trong tù túng chật hẹp, bịt hơi gió em
chịu không nổi. Em muốn xin với anh ba cho em trở
về đồng đặng kiếm ruộng mướn
mà làm”. Không chỉ nặng nghĩa, ta c̣n có thể
nhận thấy nơi đây nét phóng túng của
người nông dân Nam
bộ: thích sống cuộc đời thanh thản tự
do ở ruộng đồng hơn là phải bon chen hơn
thua ở chốn đô thị. Điều kiện tự
nhiên và sinh hoạt của kinh tế nông nghiệp đă
tạo nên tính cách phóng túng ấy. Nông dân Nam bộ ít
bị câu thúc bởi những thiên kiến nặng nề
cổ hủ của tư
tưởng phong kiến. Nền sản xuất nhỏ,
phân tán đă dẫn đến cách làm ăn sinh sống
tuỳ tiện, đúng hơn là theo sở thích cá nhân,
dần dần đă tạo cho người nông dân cá tính
tự do, ghét sự tù túng, ràng buộc chặt chẽ.
2.3.
Bộc trực, thẳng thắn:
Bộc
trực thẳng thắn là tính cách tiêu biểu của con
người Nam
bộ, nhất là người nông dân Nam bộ.Nhân vật trong
tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh ít có diễn biến
tâm lư phức tạp hay trăn trở, giằng xé nội
tâm. Hồ Biểu Chánh chú ư miêu tả ngoại h́nh, cử
chỉ, hành động, nhất là ngôn ngữ của nhân
vật đă thể hiện thành công tính cách bộc
trực thẳng thắn của con người Nam bộ.
Thông qua cách nói hay nội dung lời nói, có thể nhận ra
tính cách của con người. Nông dân Nam bộ bộc trực
thẳng thắn do đó nói năng ít văn chương,
rào đón. Họ nghĩ sao nói vậy, “nói thẳng ruột ngựa”, không thích che
đậy giấu giếm. Cho nên mới có câu “Ruột để ngoài da”.
Nhận biết Vĩnh Thái (Khóc
thầm) xảo quyệt, mưu mô, có nhiểu thủ
đoạn để bóc lột, cướp công của
người nghèo, thằng Mau đă không ngần ngại
phân tích tỉ mỉ cho bạn nó nghe: “Dưỡng gắt gao, ác độc lắm, không
biết thương ai hết. Dưỡng tính việc nào
th́ dưỡng cũng muốn giết con nhà nghèo. Phải
mà hôm qua anh nghe dưỡng nói chuyện với tá thổ
th́ anh mới ghê. Cô Hai tử tế, cô gặp thằng
chồng ǵ bấp trầm quá như vậy không biết.”
(Khóc thầm).
Tính cách bộc trực, thẳng
thắn cũng được Hồ Biểu Chánh tập
trung thể hiện qua nhân vật Thị Tố trong tác
phẩm “Con nhà nghèo”. Bất b́nh trước
việc làm thất đức của cậu Hai Nghĩa,
Thị Tố khác hẳn với chồng, âm thầm
chịu đựng nhục nhă, chị ta quyết liều
một phen đến nhà bà Cai vạch tội cậu Hai
Nghĩa, c̣n dám thốt ra những lời khẳng khái: “Tao chứ phải ai hay sao. Tao
sợ là sợ người phải kia, chớ
người như vậy tao dễ sợ đâu. Giàu th́
giàu chứ có phép nào mà giết người ta
được hay sao.” (Con
nhà nghèo). Hồ Biểu Chánh đă khéo léo đặt vào
cửa miệng nhân vật những lời nói thật
tự nhiên, thể hiện đúng tính cách của
người phụ nữ nông dân Nam bộ. Sự áp bức
nặng nề của kẻ giàu có, nhiều thế lực
không thể làm thay đổi tính cách ấy ở
người phụ nữ nông dân này. Đến lúc đă
bị đuổi, không c̣n chốn nương thân, không có
ruộng để canh tác, chị ta vẫn thẳng
thắn bảo cùng chồng: “Không
cần ǵ, ở đây không được th́ lên trên B́nh Phú
Tây mà ở, họ giỏi họ theo lên đó họ
đuổi được nữa, tôi mới sợ.” (Con nhà nghèo).
Có nhà nghiên cứu cho rằng Nam
bộ sông rạch chằng chịt, ruộng đồng
bao la, nếu không chịu nổi sự áp bức, thống
trị của quan lại hay địa chủ th́
người nông dân chỉ cần xuống ghe thuyền
đi t́m một miền đất hứa khác. Đầm
lầy, ruộng hoang c̣n thiếu ǵ, sẵn sàng đón
nhận người đến vỡ đất lập
nghiệp. Do đó, nông dân Nam bộ sẽ không “chịu trận” như
chị Dậu trong “Tắt
đèn” của Ngô Tất Tố. Cũng v́ thế mà nông
dân Nam bộ thường có tính khẳng khái, bộc
trực, ít chịu luồn cúi và kém thủ đoạn.
Giận th́ nói ngay, có tính lửa rơm, có khi cũng rất
hung hăng nhưng rồi cơn giận sẽ cuốn
đi theo sông nước ruộng đồng bao la.
Theo
quan niệm của Hồ Biểu Chánh, người nông dân
cũng có kẻ vầy người khác. Trong một gia
đ́nh, Cai tuần Bưởi th́ cam chịu, nhẫn
nhục không muốn phản kháng, sợ gây thêm hoạ lớn.
Nhưng vợ và em trai của Cai tuần Bưởi th́
khác hẳn. Nghe chuyện Tư Lựu bị cậu Hai
Nghĩa cưỡng ép rồi bỏ rơi, Ba Cam không
thể kiềm nén được cơn giận, đón
đường cậu Hai Nghĩa hỏi tội, rồi
rạch mặt cậu Hai Nghĩa. Lập luận của
Ba Cam rất dứt khoát và khẳng khái: “Tôi muốn ghi trên mặt nó vài cái thẹo cho thiên
hạ hễ ngó thấy th́ nhớ nó là đứa chuyên
đi phá danh giá của con nhà nghèo, đặng tránh nó mà
thôi.” (Con nhà nghèo).
Anh ta đă giải thích một cách thật thà nhưng
dứt khoát về việc làm của ḿnh: “Đợi trời đất hại, đợi
biết chừng nào mới có. Thà tôi làm phức một cái
cho nó tởn. Toà có đày tôi đi nữa, tôi cũng cam tâm”.
Nhân vật Ba Cam đă thể hiện rơ thái độ không
chịu cúi đầu truớc thế lực bạo tàn
của người nông dân Nam bộ: “Không phải liều mạng. Quân giàu có mà ăn
ở mọi rợ quá, làm hiền với nó sao
được kia“.
Uy
quyền của giai cấp thống trị không thể áp
đảo nổi tính thẳng thắn của người
nông dân. Đối diện với Phạm Kỳ, Lê Văn
Đó chẳng hề sợ sệt, đă thốt ra
những lời nào là “ông là
một ông quan bất nhơn”, nào là ”sao ông tư vị nhà giàu ông không nói tới, lại
theo bắt mà hại người đàn bà nghèo hèn bị tai
nạn như vầy. Tôi nói cho ông biết, nếu ông
bắt con nầy th́ tôi phải lên tỉnh mà cáo ông, v́ tôi
không đành để cho ông hại một người
nghèo hèn vô tội” (Ngọn
cỏ gió đùa). Tuy nhiên, bản chất cứng
rắn của người nông dân đôi khi bị biến
thành một “khí giới
yếu” trong những t́nh huống cần sự dẻo
dai, uyển chuyển hay khôn khéo. Hồ Biểu Chánh
dường như cũng có ư định thể hiện
điều này cho nên đă tạo dựng các chi tiết:
Thị Tố (Con nhà nghèo)
sau khi đến nhà bà Cai Hiếu nói rơ sự thật
về chuyện xấu của cậu Hai Nghĩa th́
mọi việc đă bị rối tung lên. Chị ta bị
bắt đóng trăng 7 ngày, Cai tuần Bưởi
phải van xin, cầu khẩn hết lời, cuối cùng
cả nhà bị đuổi ra khỏi đất bà Cai...
Hay Thủ Nghĩa nóng giận ra tay trừng trị Tấn
Thân rồi th́ phải nhận lấy án tù oan ức, gia
đ́nh khổ sở tan nát.
Câu nói mang vẻ yếm thế,
đậm tính tiêu cực, thụ động của Cai
tuần Bưởi không phải là hoàn toàn không có lí: “Nếu mà ḿnh cứ ở trong
nhà, ḿnh đừng có nói tới ai hết th́ ai mà bắt
ḿnh được.” (Con
nghà nghèo). Hồ Biểu Chánh đă để nhân vật
nói đúng phần nào thực tế của cuộc
sống. Nhưng quan điểm sống như thế th́
khó được chấp nhận. Nhất là trong hoàn
cảnh ngày nay, khi mà lịch sử đă chứng minh
chỉ có đấu tranh chống áp bức bất công th́
con người mới có thể đạt được
hạnh phúc thật sự.
Bộc trực là đức tính có
mặt tốt nhưng cũng có mặt hạn chế.
Người bộc trực sẽ dễ đi đến
thiếu cẩn trọng, kém tế nhị, không
lường trước hậu quả của sự
việc, cũng không tạo được sự áp
đảo đối phương. Đối với
một con người như cậu Hai Nghĩa mà Thị
Tố đem sự thành thật và thẳng thắn
để giăi bày: “Từ hôm nó
đẻ đến nay nó trông cậu nó khóc cặp mắt
sưng chù vù. Một đêm chí sáng nó ôm con khóc hoài nên sinh
bệnh thuỷ nữa. Cậu xuống mà coi tay chưn
ḿnh mẩy nó sưng híp. Ông thầy Hoằng ổng
biểu đưa 20 đồng bạc đặng ổng
làm một tể thuốc cho nó uống, mà nó có tiền
đâu mà đưa. Cậu làm ơn đưa cho ít
chục đồng đặng nó uống thuốc cậu
Hai” th́ kết quả Thị Tố không được
toại nguyện c̣n bị xua đuổi, hăm he
đủ điều. Cái tinh tế trong cách nh́n về
cuộc sống và
người đời của Hồ Biểu Chánh là
ở đó. Ông luôn đặt vấn đề xă hội
cũng như con người ở nhiều góc độ
để xem xét, đánh giá. Tiểu thuyết Hồ
Biểu Chánh không có sự phê phán hay đề cao từ
một phía.
2.4. B́nh dị, hiền lành
chất phác:
Người nông dân Nam bộ
trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh là những con
người mang vẻ “chân quê”.
Họ ăn mặc, sinh hoạt, nói năng đơn
giản và cũng rất tự nhiên. Tự nhiên mà chân t́nh.
Hồ Biểu Chánh tỏ ra có sự quan sát tỉ mỉ
về cách ăn nếp ở của người nông dân.
Ông chú ư miêu tả từ cái dáng vẻ bên ngoài qua lớp
trang phục của từng loại người một.
Nếu là một anh nông dân lam lũ, chăm làm, lại
thật thà, quê mùa th́ ắt hẳn không thể có loại
trang phục nào khác hơn trang phục của anh Trần
Văn Sửu: ”Anh ta mặc một cái áo đen nhùn
nhục, một cái quần rách lại đứt tả
tơi, đầu bịt trùm một cái khăn rằn,
miệng ngậm trầu một búng” (Cha con
nghĩa nặng). Cuộc sống khó khăn,
điều kiện vật chất thiếu thốn,
lại biết “liệu cơm gắp mắm”,
người nông dân Nam bộ sống rất b́nh dị,
không cầu kỳ kiểu cách, lại càng không xa hoa. Cái b́nh
dị ấy thể hiện ngay trong cách ở, cách mặc
và cả cách ăn của họ nữa. Đi
đường xa xôi chỉ cần vài nắm cơm,
đôi ba con mắm gói theo cũng đủ cho họ hoàn
thành một chuyến đi của ḿnh, đấy là
những chi tiết được nói đến trong Chúa
tàu Kim Qui. Hay lúc làm đồng xa nhà cũng vậy,
bữa cơm của họ thật đạm bạc,
giản đơn. Hồ Biểu Chánh đă khéo léo
đưa vào tác phẩm những chi tiết rất
đời thường, đây là bữa ăn trưa
của anh Sửu:”... gặt hết một công rồi,
anh ta leo lên bờ ngồi nghĩ và phành gói cơm ra mà
ăn. Một tay th́ cầm con mắm sặt, c̣n một tay
th́ bốc cơm nguội, trên đầu trời nắng,
dưới chân lắm bùn, mà anh ta ăn cơm coi bộ
ngon lắm. Ăn hết gói cơm, bèn bước lại
cái vũng gần đó, bụm tay múc nước mà
uống, rồi khoát mà rửa mặt ...” (Cha con
nghĩa nặng). Nông dân Nam bộ sống b́nh
dị cho nên ít mơ ước cao xa, cũng chẳng có nhu
cầu lớn lao cho cuộc sống. Hạnh phúc
đối với họ là được cơm no, áo
ấm, gia đ́nh yên ổn. Đi thăm đồng
về, thấy lúa tốt, anh cai tuần Bưởi
phấn khởi trong ḷng, niềm vui như đang dâng
trào:”...từ hồi ăn cơm chiều cho tới lúc
đỏ đèn, đi ra đi vô cứ nói:” vái
trời mưa thuận gió may như vầy hoài cho tôi, th́
tới mùa ruộng ḿnh không mất 500 giạ lúa”.” (Con
nhà nghèo). Sự b́nh dị ở người nông dân Nam
bộ c̣n được gợi lên ngay từ cái tên
gọi: Ba Cam, Cai tuần Bưởi, Lựu, Ba Thời, Sửu,
Cu, Mau, Chậm . . . Có cái gi đó vừa dân dă, vừa
gắn bó với đời sống nông nghiệp ở vùng
đồng bằng sông nước phương Nam.
Nông
dân Nam
bộ thường đối đăi với nhau bằng
t́nh làng nghĩa xóm thật cao đẹp. Ít biết lọc
lừa, tính toán hay mưu lợi. Mà nếu có tính toán đi
chăng nữa th́ đó cũng chỉ là sự tính toán
thường t́nh của con người, ở đời
ai cũng mong cái lợi cho ḿnh! Điều đáng nói ở
đây là nếu họ có tính toán th́ cũng không làm hại
người khác. Họ là những con người sống
rất chân thật. Anh Cai tuần Bưởi (Con nhà nghèo) mong muốn em gái
ḿnh có được tấm chồng tử tế
để nương thân, cũng suy tính rất nhiều.
Nhưng cuối cùng đă thành thật nói cho Hương sư
Cu biết rơ về việc cô em gái ḿnh không c̣n trong
trắng, khi Cu ngỏ ư muốn cưới cô Lựu.
Dẫu biết rằng như thế là thiệt tḥi cho em
ḿnh.
Hổ Biểu Chánh nhận rơ
bản tính hiền lành, thật thà của người nông
dân Nam
bộ. Ông đă viết về những con người giàu
ḷng vị tha, nhiều rộng lượng bao dung, có
cốt cách hiền lành. Nông dân Nam bộ trong tiểu
thuyết Hồ Biểu Chánh là những người ít
để ḷng chứa đựng sự hận thù cháy
bỏng. Trong “Chúa tàu Kim Quy”,
một tác phẩm được mô phỏng từ
truyện của Alexandre Dumas (père) (Le Com te de Monte Cristo),
Thủ Nghĩa là nhân vật được Hồ Biểu
Chánh phỏng theo nhân vật Dantes nhưng anh nông dân Thủ
Nghĩa dù đă chịu nhiều oan ức, đắng cay
cũng chỉ phiền muộn, xót xa, chứ không nung
nấu chí báo thù trong suốt cả thời gian ngồi tù
như Dantes. Để rồi đến lúc ra tù lập nên
cả một kế hoạch báo thù thật sắc sảo.
Thủ Nghĩa đă dễ dàng xóa thù quên hận, chỉ
khắc dạ ghi tâm ân nghĩa của những
người tốt và lo báo đáp sao cho thật vẹn
toàn.
Qua cái
nh́n của Hồ Biểu Chánh, có khi người nông dân Nam bộ
hiền lành chất phác đến mức quá thiệt thà cho
nên, không hiểu rơ ḷng dạ kẻ nhà giàu gian ác. Họ
cả tin, hi vọng vào ḷng tốt của địa
chủ. Anh Lê Văn Đó, lúc túng quẫn đă từng ngây
thơ “đến nhà Bá
hộ Cao mượn gạo về ăn đỡ”. Anh
Cai tuần Bưởi không nhận thấy tâm địa
của nhà bà Cai, cứ nghĩ họ tốt bụng mà tha
thứ cho vợ chồng ḿnh. Do đó đă lạy tạ
ơn họ một cách thành thật đến đáng
thương, trong khi chính họ là kẻ đă tạo ra bao
sóng gió cho gia đ́nh anh. Dù vô t́nh hay có chủ đích, khi nhà
văn đưa những chi tiết trên vào tác phẩm,
sẽ gợi cho người đọc cảm nhận tác
giả có phần thương hại trước sự
thiệt thà, ngây ngô của người nông dân. Đây là
hạt sạn sót lại trong nồi cơm gạo mới
thơm lừng. Nó không thể làm mất đi những giá
trị vốn có của nồi cơm, nhưng khiến
người ta thấy khó chịu khi cắn phải nó.
3.
Kết luận:
Ở
đầu thế kỷ XX, Hồ Biểu Chánh là
người đi tiên phong trong việc đổi mới,
đưa tiểu thuyết Việt Nam bước vào thời
kỳ hiện đại. Ông đă ra sức cày xới,
gieo trồng để biến “cánh đồng văn
chương chữ quốc ngữ” Nam bộ hăy c̣n
đang “hoang hoá” ấy trở nên xanh tốt, trù phú. Có
thể nói rằng: đến thời điểm Hồ
Biểu Chánh viết tiểu thuyết bằng văn xuôi
quốc ngữ, chưa có nhà văn nào quan tâm đến
cuộc sống đời thường, để phát
hiện ra nhiều vẻ đẹp tính cách ở
người nông dân Nam bộ như ông. Mặc dù c̣n hạn
chế trong cái nh́n về người nông dân Nam bộ
nhưng Hồ Biểu Chánh vẫn thể hiện
được sự yêu thương, cảm thông và có
phần trân trọng đối với người nông dân.
Ông đă viết về họ bằng tất cả tấm
ḷng của một nhà văn đang có sự xoá dần
khoảng cách giữa bậc trí thức cấp cao với
quần chúng lao động nghèo khổ, “nhịp
đập trái tim của nhà văn dường như
đă ḥa nhịp với nhịp đập con tim của
những người bị đọa đày, bất
hạnh. Có thể coi ông là nhà văn của nông dân Nam bộ,
của ḷng mong muốn xác lập một mặt bằng
nhân ái cho cuộc sống hàng ngày.” (8, 10). Phải
chăng, v́ thế mà tác phẩm của Hồ Biểu Chánh
tạo được tầm đón nhận rộng răi và
có sức sống lâu bền trong ḷng công chúng b́nh dân.
--------------
Tài liệu tham
khảo:
1. Nguyễn Khuê (1974), Chân dung Hồ Biểu Chánh,
Lửa thiêng, Sài G̣n.
2. Huỳnh Lứa (1987), Lịch sử khai phá vùng
đất Nam
bộ, NXB TP Hồ Chí Minh.
3. Sơn Nam (1984), Đất Gia Định xưa, NXB TP Hồ Chí
Minh.
4. Huỳnh
Thị Lan Phương (2006), Đời sống văn hoá
nông thôn Nam bộ trong một số tiểu thuyết
của Hồ Biểu Chánh, TC Văn học số 7, tr 36
–44.
5. Huỳnh Thị Lan Phương
(2006), Cái nh́n của Hồ Biểu Chánh về
người nông dân Nam bộ, (in trong B́nh luận
văn học, Hội nghiên cứu và giảng dạy
văn học Thành phố Hồ Chí Minh), NXB Văn hoá Sài
G̣n, 115-125.
6. Phan Quang ( 1985), Đồng bằng sông Cửu Long, NXB Cửu Long
và Tp HCM.
7. Nguyễn Văn Nở (2005), Môi
trường tự nhiên, văn hoá và con người trong
thành ngữ, tục ngữ Nam bộ- Tạp chí “Ngôn ngữ & Đời
sống”, số 9 (119), 2005, tr 24- 28.
8. Trần Hữu Tá (1988), Một
vài cảm nghĩ nhân đọc lại tiểu thuyết
Hồ Biểu Chánh, in trong “Ngọn cỏ gió đùa”, NXB
Tổng hợp Tiền Giang.
9. Lê Ngọc Trà (2005), Lí luận và văn học, NXB
Trẻ.
------------------